Doanh nghiệp thương mại là gì? Nhiệm vụ và chức năng DN thương mại
Doanh nghiệp thương mại là loại hình doanh nghiệp được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu về loại hàng hóa và hình thức hoạt động mà doanh nghiệp thương mại cần hiểu rõ và nắm bắt được trong công việc kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp thương mại là gì?
Vậy doanh nghiệp thương mại là gì? Doanh nghiệp thương mại có những nhiệm vụ và chức năng gì?
1. Doanh nghiệp thương mại là gì?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Khái niệm doanh nghiệp thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, cung ứng các dịch vụ, các hoạt động xúc tiến thương mại… giữa hai hay nhiều đối tác và nhận lại một giá trị nào đó (tiền hay hàng hóa, dịch vụ khác). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Như vậy, Doanh nghiệp thương mại không phải là tên riêng của một đơn vị hay tổ chức nào. Mà doanh nghiệp thương mại là tên gọi chung của các đơn vị kinh doanh đã được đăng ký theo quy định pháp luật thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm mục đích thu về lợi nhuận.
1.1 Các hình thức kinh doanh thương mại phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 05 hình thức kinh doanh thương mại phổ biến nhất đó là:
a) Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa
Là doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hóa hay một nhóm hàng hóa có liên quan đến nhau.
Ví dụ như: xăng dầu, điện lực, lương thực, cửa hàng chuyên bán hoa, cửa hàng chuyên về thịt sạch, cửa hàng cà phê,…
- Ưu điểm hình thức kinh doanh chuyên môn hóa:
- Chỉ kinh doanh chủ yếu một loại mặt hàng nên mức tập trung cao. Doanh nghiệp có thể nắm rõ được thông tin thị trường, khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp, giá cả, tình hình biến động hàng hóa… nên có thể làm chủ thị trường.
- Doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng để hỗ trợ cho loại hàng hóa kinh doanh nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh.
- Tập trung đào tạo được những cán bộ quản lý, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi về cả chuyên môn và nghiệp vụ.
- Nhược điểm hình thức kinh doanh chuyên môn hóa:
- Khi thị trường biến đổi thì hệ số rủi ro rất cao cho doanh nghiệp.
- Chuyển hướng kinh doanh chậm nếu loại hàng hóa kinh doanh trong giai đoạn bão hòa hay suy thoái.
- Khả năng đáp ứng tính đồng bộ của mô hình này không cao.
b) Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp:
Là doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau, kinh doanh không lệ thuộc vào thị trường truyền thống, bất cứ hàng hóa nào có thể kiếm được lợi nhuận thì doanh nghiệp kinh doanh.
Ví dụ: Cửa hàng tạp hóa; bán hàng online, nhận order hàng Taobao, Amazon,…
- Ưu điểm:
- Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, của khách hàng và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, khắc phục nhược điểm của kinh doanh chuyên môn hóa.
- Vốn kinh doanh linh hoạt và không bị ứ đọng vì mua bán nhanh chóng đồng thời doanh nghiệp thường đầu tư cho những mặt hàng có khả năng lưu chuyển nhanh nên tăng khả năng quay vòng vốn.
- Nhược điểm:
- Chính vì kinh doanh nhiều loại hàng hóa nên tính chuyên biệt về từng loại hàng hóa không cao, do đó khó có cơ hội chuyên môn hóa mặt hàng hoặc tham gia vào liên minh độc quyền.
- Do không chuyên môn hóa nên khó đào tạo về chuyên môn và bồi dưỡng được những chuyên gia giỏi.
c) Kinh doanh đa dạng hóa
Là loại hình kinh doanh kết hợp cả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh chuyên môn hóa.
Trong đó chủ thể kinh doanh đa dạng nhiều loại mặt hàng và cũng có thể tập trung chuyên môn vào một mặt hàng nhất định. Loại hình kinh doanh này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực lớn về nhân lực, trí lực, vật lực để phát triển toàn diện.
- Ưu điểm:
- Tăng tính an toàn trong kinh doanh, tăng quy mô
- Tăng khả năng cạnh trạnh bằng việc đa dạng hoá sản phẩm.
- Những ngành hàng mới, nhũng đơn vị kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chung, tận dụng mạng lưới bán hàng hiện có.
- Nhược điểm:
- Đòi hỏi trình độ quản lý cao
- Dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nhanh đánh mất tính ưu việt đặc thù
Ngoài ra còn có hình thức: Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước và Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường.
1.2 Các loại hình doanh nghiệp thương mại
Cũng tương tự như những công ty khác, công ty thương mại cũng có thể thành lập với 1 trong 05 loại hình doanh nghiệp đó là:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh.
LIÊN HỆ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY: 0909.54.8888 - 028.3985.8888
Bạn đang tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp thương mại? Bạn đang cần tư vấn thành lập công ty để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp và các thủ tục liên quan sau khi thành lập. Hãy gọi ngay hotline: 0909 54.8888 để được nhân viên công ty Tân Thành Thịnh tư vấn miễn phí.
2. Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp thương mại
Mỗi loại hình doanh nghiệp có chức năng và nhiệm vụ khách nhau. Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu về nhiệm vụ, chức năng của doanh nghiệm thương mại trên thị trường hiện nay.
2.1 Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại
Các doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong các lĩnh vực đều có chung nhiệm vụ:
- Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường;
- Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi;
- Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;
- Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.1 Chức năng của doanh nghiệp thương mại
Các doanh nghiệp thương mại tổ chức quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
a) Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa
Doanh nghiệp thương mại là người cung ứng hàng hóa cho khách hàng, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa và chi phí lưu thông hàng hóa để có giá cả hợp lý, khách hàng có thể chấp nhận được.
b) Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông.
Quá trình sản xuất theo nghĩa rộng gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng. Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất.
Như vậy có thể hiểu thương mại là khâu trung gian giữa bên sản xuất và phân phối, một bên là tiêu dùng sản phẩm.
Kinh doanh thương mại nằm ở khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm khâu sản xuất đến tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại phải thực hiện phân loại, chọn lọc, vận chuyển, lưu trữ, bảo quản sản phẩm…
Đây chính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
c) Chức năng dự trữ hàng hóa và điều hòa cung – cầu.
Chức năng của kinh doanh thương mại là mua bán hàng hóa vào để cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, số lượng, ở những nơi thuận tiện cho khách hàng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại có thể thỏa mãn đầy đủ, kịp thời về nhu cầu hàng hóa của khách hàng.
Điều này có nghĩa, kinh doanh thương mại thực hiện việc điều hòa cung cầu từ nơi có hàng hóa nhiều, phong phú, rẻ đến nơi có hàng hóa ít, khan hiếm, đắt hoặc mua hàng khi thời vụ và bán hàng quanh năm, cung cầu hàng hóa được điều hòa.
3. Các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại
Để hoạt động và vận hành trơn tru, doanh nghiệp cần bỏ ra các loại chi phí khác nhau như chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí sản xuất chung và các chi phí ngoài sản xuất. Cụ thể:
a) Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, phụ tùng thay đổi, xuất dùng cho sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp.
Nguyên vật liệu chính bao gồm các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu phụ là các vật liệu kết hợp với các vật liệu khác trong quá trình sản xuất giúp làm tăng thêm chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động sản xuất được trôi chảy.
b) Chi phí thuê nhân công
Chi phí nhân công là các khoản phải chi trả cho việc thuê nhân viên của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm tiền lương cho đến các khoản phụ cấp, trợ cấp như thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe…
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định
Đây là chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho các tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm chi phí khấu hao hữu hình và chi phí khấu hao vô hình.
Chi phí khấu hao hữu hình là giá trị mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc vào thời gian sử dụng của nó.
Chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất.
d) Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này có thể là chi phí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị, chi phí chăm sóc khách hàng…
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề doanh nghiệp thương mại là gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty xây dựng
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com